Tôi đã nghe về bộ phim này nhiều lần từ lâu lắm đến nỗi không còn nhớ là bao giờ nữa. Nào là phim tâm lý học xuất sắc, nào là phim chi phí cực thấp bối cảnh cực hẹp. Ấy vậy mà mãi đến hôm nay tôi mới tìm xem, để rồi bị cuốn hút từng giây một, từng khung hình một, cho đến khi hết phim tắt máy, tôi vẫn xúc động. Tôi thấy bản thân tôi, thấy chúng ta, và thấy cả ước vọng của mình trong đó. Ước vọng về một nơi lẽ phải dựa trên lý tính và nhân đạo.

Phim mở ra theo ánh mắt một người bước chân vào toà án, đi ngang qua một phòng xử nơi người ta đang chúc tụng nhau vì thắng kiện, đi vào phòng xử cạnh đó khi toà vừa kết thúc phiên xử - một vụ con trai giết cha quá rõ ràng, chứng cứ rành rành không còn gì bàn cãi - và mọi chuyện bắt đầu khi hội thẩm đoàn 12 người bước vào phiên làm việc của mình.

12 người đàn ông với thân thế khác nhau, nghề nghiệp khác nhau, cùng ngồi xuống để quyết định về tính mạng của một người mình chưa từng gặp trước đó. Gần 90 phút của bộ phim diễn ra bên trong một căn phòng nóng nực, ngột ngạt, bức bối của tiết trời trước bão. 11/12 người bước vào căn phòng này với ý nghĩ chắc mẩm rằng sẽ xong sớm thôi vì mọi thứ đã quá hiển nhiên, với tất cả các bằng chứng và nhân chứng trùng khớp, rạch ròi.

Thực sự có hiển nhiên như chúng ta thường nghĩ? Tôi hy vọng bạn sẽ xem phim, sẽ dán mắt vào màn hình, căng tai lên nghe không sót một chữ, để tự tìm ra câu trả lời cho mình. Còn tôi, tôi chỉ sẽ nói về những điều mà họ những nhân vật chính trong phim, tôi, và cả bạn nữa, vẫn hay quên trong cuộc sống.

1. JUDGE: "It's now your duty to sit down and try and separate the facts from the fancy."

Có những câu chuyện thật hợp lý, lôi cuốn, thuyết phục. Có những định kiến đã ăn sâu vào trong tiềm thức. Có những ký ức tưởng như đã quên nhưng bằng con đường nào đó lại quyết định cách suy nghĩ, hành động của mình. Tất cả những điều này, cộng thêm những yếu tố ngoại lai như thời tiết, như giao thông trên đường, như sức khoẻ bản thân,... khiến mình bước vào một cuộc tranh luận/đánh giá/phê bình với một kết luận soạn trước.

Về cơ bản não bộ chúng ta khá lười biếng, vì tư duy thì vừa tốn năng lượng lại vừa tốn thời gian nữa, mệt lắm. Lấy một ví dụ đang nóng hổi là chuyện áo dài cách tân đi. Định kiến của mình là áo dài phải dài, phải truyền thống, ai mặc áo dài cũng là mặc quốc phục hết; cộng thêm câu chuyện về áo cụt váy đụp là của Tàu đẩy sang đường chợ giời, thế là mình lên mạng chém phặc phặc chém pặc pặc hết mấy đứa con gái mặc áo dài cách tân. Này thì dám bôi nhọ quốc phục này. Này thì theo giặc phương Bắc này. Này thì áo dài mà đi kèm váy này. Này thì làm hỏng định nghĩa aodai trên wiki, trên Google này. Phải chém hết chém hết, không thể để những đứa ngu si đần độn trơ trẽn như thế ngóc đầu lên được nữa.

Huhuhu, thế em không áo dài với quần phi thụng mà mặc với quần jeans có được không ạ? Quần jeans là cóp-pi của bọn Tây mũi lõ cướp nước mình ngày nữa ấy huhuhu. Mà thế em đi làm em có được mặc vest không ạ, đi chơi cớ được mặc T-shirt không ạ, đi làm bác sĩ có được mặc áo blouse không ạ, tại rặt của bọn Pháp bọn Mỹ hết huhu.

Mà huhu, em chỉ mặc aodaicachtan đi chơi cho vui thôi, còn dịp trang trọng em vẫn mặc aodaitruyenthong, thế có bị chém không ạ? Rồi nhỡ em thích thiết kế, em làm 1 show diễn aodaicachtan, có bị ném cà chua ném trứng không ạ? Tại em thấy nhà hàng xóm họ cách tân kimono mà vẫn được diễn hẳn ở Fashion Week cơ huhu. Các bạn ấy mặc kimono gì mà hở cả chân, hở cả ngực ih.

Những người phản đối aodaicachtan đưa ra những bài viết đầy lỗi nguỵ biện. Mình trích dẫn 1 số điểm từ bài chia sẻ của nhà thiết kế áo dài Đức Hùng được đăng trên Zing

  • "Đây là bài viết đầu tiên, duy nhất và kết thúc của tôi – một người đã có tới 30 năm gắn bó với áo dài" --> nguỵ biện lợi dụng người nổi tiếng (appeal to authority)
  • "Nếu ai tạo ra những bộ quần áo này mà nhân danh là “áo dài”, tôi dám khẳng định đó không phải là người yêu nước, yêu dân tộc Việt Nam." --> nguỵ biện kết luận ẩu (jumping to conclusions)
  • "Phàm ở đời, ai yêu cái gì đều rất sợ bị phá đi. Là một người trong nghề, tôi hy vọng mọi người hãy thương lấy tà áo dài." --> nguỵ biện lợi dụng lòng thương (appeal to emotion)
  • "Đối với tôi, một tà áo dài, đơn giản là phải dài, ít nhất là qua đầu gối." --> nguỵ biện không đúng với tôi nên nó sai (relativist fallacy)
  • "Thêm nữa, không ai mặc áo dài với váy đụp." --> nguỵ biện đám đông (bandwagon)
  • "Hãy tưởng tượng xem, nếu coi chúng là áo dài và sau này phát triển mạnh thì áo dài Việt Nam sẽ đi đâu." --> nguỵ biện gây sợ (scare tatics/appeal to fear), nguỵ biện giả định xấu nhất (the worst-case fallacy), nguỵ biện lý luận lươn trạch (slippery slope fallacy)
  • "Nhưng không nước nào đặt vấn đề về việc cách tân trang phục truyền thống của họ." --> nguỵ biện lặp đi lặp lại một lời nói dối đến khi không ai buồn kiểm chứng (the big lie technique/alternative truth), nguỵ biện thống kê (statistical fallacy)
  • "Những trang phục cách tân kiểu áo dáng dài với váy loe thực chất chỉ thỏa mãn cho nhu cầu sexy của một số người. Tâm lý thích hở khiến nhiều bạn nữ chọn “áo dài váy đụp”, thậm chí “áo dài quần short” để đi dễ, ngồi dễ." --> nguỵ biện kết luận ẩu, nguỵ biện tấn công cá nhân (ad hominem fallacy), nguỵ biện gièm pha gây chán ghét
  • "Không một trang phục nào vừa nhã nhặn, tinh tế, thanh lịch, vừa tôn dáng hình người phụ nữ như áo dài." --> big lie technique

Chỉ mới sơ qua như vậy, đã thấy cuộc tranh luận về áo dài hẵng còn quá nhiều cảm tính. Tôi nghĩ việc nhiều người bày tỏ ý kiến về xu hướng thời trang mới thì không có gì sai cả, nhưng hy vọng các bên phản đối tranh luận lý trí và bình tĩnh hơn. Vì chúng ta bàn về chiếc áo đó, nên hãy chỉ nói về nó thôi, đừng gièm pha nhau, được không?

2. JUROR #9: "No. He wouldn't really lie. But perhaps he made himself believe he heard those words and recognized the boy's face."

Vị bồi thẩm này nhắc tôi nhớ rằng mình phải luôn giữ được góc nhìn đa chiều và cố gắng đặt mình vào vị trí của đối phương để hiểu họ hơn, đặc biệt khi mình tranh luận, dễ mất bình tĩnh. Việc ông già nhân chứng nói sai sự thật không có nghĩa là ông ta cố tình nói dối, có thể vì ông ta bị chính não bộ của mình chơi khăm bằng chiêu tiên đoán tự ứng nghiệm (self-fulfilling prophecy). Và để hiểu được động cơ tại sao ông làm thế, ta phải hiểu được tâm trạng, suy nghĩ của một người 75 tuổi luôn sống trong cô độc, luôn ước ao mình được một lần được chú ý, được cần đến, được trở nên có ích.

It's always difficult to keep personal prejudice out of a thing like this. And wherever you run into it, prejudice always obscures the truth. I don't really know what the truth is. I don't suppose anybody will ever really know. Nine of us now seem to feel that the defendant is innocent, but we're just gambling on probabilities - we may be wrong. We may be trying to let a guilty man go free, I don't know. Nobody really can. But we have a reasonable doubt, and that's something that's very valuable in our system. No jury can declare a man guilty unless it's sure.

Thực sự, việc hiểu cho người khác để kiềm chế cơn giận không dễ dàng chút nào. Nhưng mình cũng có thể tự đánh lừa bản thân bằng chính self-fulfilling prophecy, rằng mình là người bình tĩnh, rộng lượng, lý trí, thì biết đâu mình sẽ dần dần trở nên đúng như thế. Chỉ cần mình không nóng giận, chỉ cần mình giữ được một cái đầu nguội, thì kết quả sẽ tốt hơn rất nhiều. Đây là lý do mình cực kỳ cực kỳ thích anh bồi thẩm số 8 trong phim. Suốt 90 phút bị gièm pha, nhục mạ, dè bĩu, thậm chí đe doạ, anh vẫn bình tĩnh đưa ra các lập luận của mình, bình tĩnh giải thích với các bồi thẩm khác. Và lần lượt từng người từng người thay đổi ý kiến, cho đến khi:

Juror #8: [to #3] You're alone.
Juror #3: I don't care whether I'm alone or not! It's my right.
Juror #8: [nods] It's your right.
Juror #3: Well, what do you want? I say he's guilty.
Juror #8: We want to hear your arguments.
Juror #3: I gave you my arguments!
Juror #8: We're not convinced. We want to hear them again. We have as much time as it takes.

Cho dù chúng ta có đơn độc đến bao nhiêu, ta vẫn có quyền được giữ và bảo vệ ý kiến chủ quan của mình. Nhưng ý kiến đó là đúng hay sai, chỉ có thể kiểm nghiệm qua tranh luận logic. Lẽ phải sẽ mãi là lẽ phải không thể nào bị bẻ gãy, cho dù có xoay vần đến thế nào đi nữa. Chẳng phải đó là lý do Socrates ngày ngày đi bộ khắp Athens để trò chuyện với mọi người, để thử thách (challenge) những truyền thống, những định kiến ấu trĩ hay sao?

Vậy còn bạn, bạn có can đảm chọn (và bảo vệ) lẽ phải?